Khi say nắng hoặc say nóng, bạn thường bị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến những di chứng do thần kinh tổn thương.
Khi say nắng hoặc say nóng, bạn thường bị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến những di chứng do thần kinh tổn thương.
Nhận biết say nắng, say nóng
Say nắng là hiện tượng cơ thể bị sốc nhiệt do ở hay làm việc quá lâu dưới trời nắng, khiến hai trung tâm của cơ thể là phần đầu, gáy bị tổn thương, trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị rối loạn do không thể điều tiết được nhiệt độ cơ thể kịp ở ngưỡng an toàn, kèm thêm tình trạng mất nước khiến bệnh tình càng trầm trọng hơn.
Say nắng thường dẫn đến say nóng, tuy nhiên, say nóng lại là một hiện tượng tương đối khác. Dù tránh ánh nắng trực tiếp nhưng nhiệt độ trong không khí quá nóng khiến một số người đặc biệt dễ bị say nóng hơn như người già, trẻ em hay người phải vận động mạnh. Khi đó, thân nhiệt gia tăng nhanh chóng, mồ hôi không đủ giải tỏa nhiệt, cơ thể không thể tự làm mát dẫn đến tình trạng say nóng, khiến nhịp tim, huyết áp bị ảnh hưởng, gan, nội tạng, hệ thần kinh trung ương cũng bị những tổn thương nghiêm trọng nếu không được xử trí kịp thời.
Điều cần làm ngay khi say nắng, say nóng
Điều đầu tiên cần làm khi bị say nắng, say nóng là cơ thể cần hạ nhiệt ngay. Lúc đó, bạn cần di chuyển vào nơi râm mát hoặc nơi có điều hòa, bỏ bớt quần áo không cần thiết như áo khoác, bao tay, vớ… để cơ thể thoát nhiệt. Nếu nhiệt độ cơ thể chưa được cải thiện đáng kể, bạn nên chèn túi nước đá hay sử dụng khăn lạnh lau vùng nách, bẹn, cổ, lưng để cơ thể nhanh chóng hạ nhiệt. Trong trường hợp thấy triệu chứng không cải thiện, đừng ngần ngại sự trợ giúp của người thân hoặc số cấp cứu y tế 115 để được sơ cấp cứu kịp thời, tránh những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, trong những ngày cao điểm nắng nóng, cần tránh làm việc hay ở trong môi trường nắng hoặc nóng quá lâu, bổ sung nước và chất điện giải đầy đủ, có những biện pháp che chắn như sử dụng mũ nón, ô dù, mũ, áo khoác thoáng, sáng màu… Quan trọng hơn, nếu bạn là người dễ chóng mặt do các bệnh lý liên quan đến huyết áp, tim mạch, tật khúc xạ hay tai trong… thì phải luôn tuân thủ điều trị và mang sẵn các loại thuốc có cần thiết như các dược phẩm có chứa acetyl-DL-Leucine để kiểm soát tốt triệu chứng chóng mặt.
PV
Nguồn Bài Viết: vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/can-trong-voi-con-chong-mat-khi-say-nang-say-nong-535256.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét